Trường Đua Ngựa Phú Thọ – Tụ Điểm Ăn Chơi Một Thời

Trường đua ngựa Phú Thọ - Dấu ấn một thời

Trường đua ngựa Phú Thọ là một trong những trường đua lớn nhất của châu Á trong những năm 30, 40 của thế kỷ XX. Dù giờ đây, trường đua này đã trở thành dĩ vãng, thế nhưng vẫn là cái tên lớn để nhắc nhớ mỗi khi nói về 1 huyền thoại. Cùng 78win nhìn lại tụ điểm cờ bạc một thời của đất Sài thành. 

Nguồn gốc hình thành của trường đua ngựa Phú Thọ

Năm 1932, người Pháp cho khởi công xây dựng trường đua ngựa quy mô lớn. Đó chính là trường đua Phú Thọ và trở thành một trong những trường đua lớn nhất châu Á bấy giờ. Hàng ngày, nơi đây là điểm tụ họp của các đại gia thuộc tầng lớp thượng lưu của Lục tỉnh Nam Kỳ. 

Nguồn cơn mà người Pháp đầu tư xây dựng trường đua lớn như vậy là vì nhận thấy được sự yêu thích của dân Việt trong bộ môn này. Đua ngựa du nhập vào Việt Nam năm 1893, khi mà một nhóm người gốc Pháp thành lập “Hội đua ngựa Sài Gòn” và có đầu tư xây dựng 1 trường đua nhỏ. Kể từ đó, cứ vào cuối tuần, các sĩ quan của quân đội Pháp hay đến duyệt kỵ binh và chơi đua ngựa.

Nguồn gốc hình thành của trường đua ngựa Phú Thọ
Nguồn gốc hình thành của trường đua ngựa Phú Thọ

Từ khi du nhập vào Việt Nam, đua ngựa rất được yêu thích. Đua ngựa trở thành một môn cá cược là khi nó được đem ra kinh doanh kiếm lời tại Việt Nam. 1906, một ông thương gia người Pháp đã mở trường đua và tổ chức đua ngựa cá cược. Cũng từ đây, đua ngựa được tiếp xúc với giới nhà giàu Sài Gòn. Môn thể thao quý tộc này thu hút người dân Việt Nam theo kiểu cá cược.

Trò chơi đua ngựa này đem lại cho thương gia người Pháp rất nhiều lợi nhuận và cũng vì thế nhiều thương gia đã phải tán gia bại sản. Thế nhưng, nghịch lý là cơn sốt đua ngựa không có dấu hiệu giảm sút. Vì vậy, thấy được sự “máu chiến” này, người Pháp quyết định mở trường đua ngựa Phú Thọ.

Trường đua ngựa Phú Thọ – Dấu ấn một thời

Trường đua Phú Thọ được người Pháp xây dựng trên khi đất rộng hơn 40 hecta với số tiền đầu tư rất khủng. Trường đua này quy mô đến mức phải mất hơn 4 năm xây dựng, tức là vào năm 1936, trường đua mới được hoàn thành. Cũng từ đây, Sài Gòn có một tụ điểm ăn chơi bậc nhất châu Á – trường đua Phú Thọ. 

Theo nhiều tư liệu kể lại, giới nhà giàu, dân thượng lưu lui tới hàng ngày tại trường đua Phú Thọ nhiều không kể hết. Chỉ mới đứng tại khu vực xung quanh trường đua, đã thấy xe hơi, xe máy, xe ngựa,… ở khắp mọi nơi. Các cửa vào sân đua chật kín người chen nhau mua vé. 

Khung cảnh trong sân của trường đua ngày ấy quả thật rất nhộn nhịp. Không phải như xem bóng đá hay coi ca nhạc, người ta đi coi đua ngựa với một tâm thế rất nghiêm túc và căng thẳng. Họ còn có cả giấy bút để ghi thông tin ngựa, tên nài rồi lại chen nhau mua giấy cá cược. 

Trường đua ngựa Phú Thọ - Dấu ấn một thời
Trường đua ngựa Phú Thọ – Dấu ấn một thời

Người cá vài đồng, vài cá dăm ba chục người lại vài trăm, rồi người cá về nhì, người cá ăn nhất… Không khí trong sân nóng hơn bất kì nơi nào của Sài Gòn với những ý chí quyết thắng của các dân xem đua ngựa. 

Danh xưng trường đua lớn của châu Á không chỉ vì quy mô to lớn mà là vì sự tham gia cá cược đông đảo. Ngày nào trường đua ngựa Phú Thọ cũng chật kín người đến xem và cá cược. Đây cũng là nơi chứng kiến dòng người của Lục tỉnh Nam kỳ “lên voi xuống chó” mỗi ngày.

Các thông tin thú vị về trường đua ngựa Phú Thọ

“Tuyệt phích” chính là từ để gọi dân cá ngựa thời bấy giờ. Thời đó có hai kiểu cá cược đó là cá chiếc và cá cặp. Cá một con về nhất bất kì gọi là cá chiếc, còn cá cả đôi 2 con về nhất về hai gọi là cá cặp.

“Nài lang” chính là những người cưỡi ngựa thi đấu. Những tiêu chuẩn cho nài lang cũng rất khắt khe. Trong đó có những tiêu chuẩn như cân nặng không quá 40 ký, phải mặc đồ bị sĩ, đội nón… Ngoài ra, một nài lang phải có được tinh thần can đảm và rèn dũa nhiều kinh nghiệm mới được ra sân chính thức.

Trước đây người nài ngựa được gọi là “nài lang”

Ngày ấy, tại trường đua ngựa Phú Thọ, mỗi khi bắt đầu trận đấu, thông tin về các con ngựa và nài lang được bán tràn lan cho ở trường đua. Các tuyệt phích sẽ mua chúng và nghiên cứu, phân tích và quyết định hôm nay may mắn sẽ đặt ở con ngựa nào. Thế nhưng thời nào cũng thế, chuyện thắng thua trong cá cược không hề dễ.

Các thông tin thú vị về trường đua ngựa Phú Thọ
Các thông tin thú vị về trường đua ngựa Phú Thọ

Cái kết của trường đua ngựa Phú Thọ 

Những năm 60 của thế kỷ XX, là thời kì hoàng kim nhất của trường đua Phú Thọ. Mỗi ngày trường đua có khoảng 200 con ngựa tham gia thi đấu. Thậm chí họ còn phải vận động một ngựa kéo xe để có thể tổ chức cho đủ nhu cầu mỗi ngày.

1975, vì lý do lịch sử, trường đua bị gián đoạn 14 năm. Sau khoảng thời gian ấy, cái tên trường đua ngựa Phú Thọ chính thức khép lại để nhường cho một cái tên khác với nhiệm vụ khác. Trường đua Phú Thọ bị đổi tên và hoạt động dưới danh nghĩa là Câu lạc bộ Thể thao Phú Thọ. Dù không được như xưa nhưng doanh thu cũng là con số khá lớn. 

Tháng 6 năm 2011, trường đua Phú Thọ chính thức bị khai tử để xây trung tâm huấn luyện và nơi thi đấu thể thao. Trải qua cuộc hành trình hơn 80 năm, chứng kiến nhiều thăng trầm của Sài Gòn thì trường đua Phú Thọ giờ chỉ còn tồn tại trong quá khứ.

Kết luận

Nội dung bài viết đã thông tin đến các bạn các điều thú vị về trường đua ngựa Phú Thọ. Bạn có cảm thấy nuối tiếc về trường đua lớn của châu lục này không? Hãy phản hồi bên dưới cho 78win cùng biết với nhé!

>>Xem thêm: Những Tựa Game Đua Ngựa NFT Hot Nhất Hiện Nay