Google Search Console có rất nhiều chức năng quan trọng để hỗ trợ tối đa cho việc quản trị website và cải thiện các hiệu suất, cũng như kết quả SEO. Sở dĩ công cụ này được nhiều người sử dụng rộng rãi là vì Google thu thập thông tin trên website của bạn, từ đó sẽ xuất hiện trên kết quả tìm kiếm, thống kê các hiệu suất thứ hạng của trang web trên Google.
Xác thực website với công cụ Google Search Console
Công việc này nhằm mục đích để chứng minh với Google rằng bạn chính là chủ sở hữu của website. Có các cách chính sau đây để xác thực:
- Upload file HTML lên máy chủ
- Dùng Google Analytics
- Sử dụng HTML tag kết hợp cùng với Yoast SEO
- Kết nối với các nhà cung cấp domain
- Thêm vào bản ghi txt
- Sử dụng Google Tag Manager
Phương thức xác thực website với Google Search Console
Thêm sitemap vào Google Search Console
Sitemap được xem là một bản đồ trên trang web của bạn, bao gồm cả nội dung, hình ảnh, dữ liệu,…. Sitemap sẽ giúp Google có thể thu thập những thông tin quan trọng về website, biết được trang web có bố cục như thế nào, hay nội dung, hình ảnh gì,…
Như vậy, việc thêm sitemap của bạn vào Google Search Console là công việc tất yếu nếu như bạn muốn Google hiểu rõ trang web của bạn nhanh chóng và chính xác hơn. Bạn sẽ không bị Google phạt nếu như không add sitemap, nhưng nếu bạn làm điều này, Google sẽ có những thông tin cụ thể về website của bạn hơn, điều này giúp cho việc index cũng như xếp hạng vị trí được chính xác và nhanh chóng.
Cập nhật sitemap cho web trong Search Console
Cập nhật tính năng mới nhất của Google Search Console
Một số các tính năng trên Google Search Console mà bạn cần biết:
Hiệu suất
Đây sẽ là nơi giúp cho bạn thống kê cũng như có cái nhìn tổng quan nhất về thứ hạng của từng từ khóa trên Google.
- Nếu như khi bắt đầu SEO bạn buộc phải nghiên cứu các từ khóa đầu tiên để có được bộ key chất lượng thì ở các tính năng tiếp theo trên Google Search Console sẽ giúp cho bạn lọc cũng như thống kê thêm về những từ khóa có tiềm năng sẽ mang về traffic cao cho website.
- Truy vấn: Bạn sẽ biết được chi tiết các từ nào đang có lượt click, tổng view, CTR hay vị trí tốt trên Google.
- Trang: Cũng tương tự giống như truy vấn nhưng thay vì là từ khóa thì bạn sẽ biết chính xác các trang/bài viết nào hiện đang có tiềm năng kéo traffic qua các chỉ số như trên.
- Quốc gia: Nếu như bạn làm thị trường global thì đây sẽ là tính năng giúp cho bạn thống kê và xem được traffic sẽ đến từ quốc gia nào có tiềm năng để có thể tập trung khai thác vào nó.
- Thiết bị: Bạn sẽ biết lượng tìm kiếm cũng như truy cập từ thiết bị nào là nhiều nhất, dựa vào đó có thể thực hiện tối ưu lại giao diện nhằm tăng trải nghiệm cho người dùng trên site.
- Ngày: Giúp bạn kiểm tra và thống kê được lượng traffic theo từng ngày.
Đây là những tính năng rất hay và nếu như bạn biết cách sử dụng thì việc tối ưu content trên trang web của mình sẽ mang lại hiệu quả cao về thứ hạng trên Google rất nhiều.
Kiểm tra URL
Đây là tính năng giúp cho bạn kiểm tra xem liệu bài viết đã được Google index hay chưa. Nếu chưa thì bạn có thể tiến hành dùng tính năng yêu cầu lập chỉ mục để tiến trình index của bài viết diễn ra nhanh hơn.
Tính năng lập chỉ mục
Tại đây, bạn sẽ có được đầy đủ các thống kê về trang, bài viết theo những trạng thái lập chỉ mục:
- Lỗi: Nếu như bài viết của bạn không được index vì một vài lý do nào đó thì sẽ xuất hiện url ở đây
- Hợp lệ có cảnh báo: Đã được lập chỉ mục nhưng vẫn còn có những vấn đề cần phải được tối ưu
- Hợp lệ: Là các URL đã lập chỉ mục thành công
- Đã loại trừ: Những URL không được lập chỉ mục, thường là sẽ do bạn chủ động loại trừ
Xóa URL
Nếu bạn có một bài viết trên website mà cảm thấy không còn phù hợp nữa thì có thể sử dụng tính năng này trên Google Search Console.
Tính khả dụng trên thiết bị mobile
Google sẽ liên tục vào thu thập các thông tin trên trang web của bạn thông qua sitemap đã được khai báo trên Google Search Console. Nhưng ở đây thì nguồn thu thập chính là trình duyệt thiết bị mobile và để có được một dữ liệu chính xác nhất thì Google sẽ dựa vào hành vi của người truy cập ngay trên site của bạn.
Nếu như site có vấn đề gì về giao diện hay font chữ … trên thiết bị di động thì ngay lập tức bạn sẽ được nhận thông báo. Dựa vào đó bạn có thể tối ưu để tăng trải nghiệm cho người dùng tốt hơn.
Theo dõi các tính năng liên kết
Khi sử dụng công cụ Google Search Console bạn phải biết đến tính năng liên kết, và ở tính năng này bạn sẽ nhận được 4 thống kê chính sau đây:
- Liên kết bên ngoài: Đây là các đường dẫn trên site được trang web khác trỏ liên kết về nhiều nhất. Số liệu thống kê sẽ được tính theo số lượng site.
- Liên kết bên trong: Đây là các đường link được bạn liên kết nội bộ lại với nhau giữa những bài viết hay trang ở trên site.
- Các trang web liên kết hàng đầu: Thống kê về số lần website khác đã trỏ liên kết về web của bạn.
- Văn bản được liên kết hàng đầu: Những URL sẽ được chèn dưới lớp văn bản thì sẽ được thực hiện tính và thống kê ở đây.
Những tính năng mới được cập nhật của công cụ Search Console
Lời kết
Như vậy, sau những chia sẻ của 78Win bạn đã có thể hiểu thêm một vài kiến thức cơ bản để có thể bắt đầu sử dụng công cụ Google Search Console. Nếu như bạn đã có website, hãy sẵn sàng để làm các công việc đơn giản như: Xác thực, tạo sitemap hoặc lập chỉ mục với,… Các chỉ số cũng như thông tin giúp cho bạn tối ưu website và cải thiện thứ hạng trên Google hiệu quả hơn. Link truy cập sử dụng công cụ: https://search.google.com/